Tin tức

Người lao động thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Hiện nay, hầu hết các loại hình doanh nghiệp đều có yêu cầu về thử việc đối với người lao động để dựa vào đó xem người lao động có phù hợp với công việc được giao hay không. Khi đó, khá nhiều vướng mắc được đặt ra đó là người lao động ký hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không, cách tra cứu BHXH được thực hiện như thế nào nếu phải đóng, hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động có điểm gì khác nhau,… Để giúp doanh nghiệp cũng như người lao động trước những thắc mắc trên, bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề người lao động thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không phải đóng.

1. Đối tượng phải đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc theo quy định

Theo quy định mới nhất về BHXH tại Điểm 1.2, khoản 1, điều 4, quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định những đối tượng sau phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được ký kết có thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng;…”

Như vậy, người lao động có hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. So sánh hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động

2.1. Nội dung của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động cần có những nội dung sau đây:

– Tên cùng với địa chỉ của người sử dụng lao động hoặc của người đại diện theo pháp luật;

– Họ tên cùng giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương được nhận, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời gian làm việc cũng như thời gian nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

– Bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

2.2. Nội dung của hợp đồng thử việc

Theo điều 26 của Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật số 10/2012/QH13, gồm có:

– Tên cùng địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương được nhận, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

So với nội dung của hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc sẽ không phải có các nội dung: Chế độ nâng bậc, nâng lương; Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Vai trò của hóa đơn điện tử đối với quá trình kê khai thuế 

Mẹo khắc phục các lỗi thường gặp khi sử dụng phần mềm HTKK

Như vậy, khi doanh nghiệp ký hợp đồng thử việc người lao động, doanh nghiệp sẽ không phải thỏa thuận các nội dung về bảo hiểm xã hội trên hợp đồng thử việc. Từ đó, doanh nghiệp cũng không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trong thời gian thử việc khi ký kết hợp đồng thử việc.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Bộ luật Lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trong thời gian thử việc, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mức về mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất.

Comment here