Công nghệTin tức

Những thay đổi trong việc xuất hóa đơn giữa quy định cũ và quy định mới

Có muôn vàn các quy định về hóa đơn đang khiến các kế toán đau đầu, đặc biệt là trong giai đoạn cả quy định mới và quy định cũ về hóa đơn vẫn đang có hiệu lực thi hành như hiện nay. Chỉ tính riêng về hóa đơn giá trị gia tăng, các kế toán hiện vẫn phải ghi nhớ cả quy định về hóa đơn giá trị gia tăng giấy, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử, cách để thực hiện tra cứu hóa đơn gtgt, lưu trữ hóa đơn… Đặc biệt, những thay đổi trong việc xuất hóa đơn giữa quy định mới và những quy định cũ cũng là tâm điểm được các kế toán đặc biệt quan tâm.

Hiện tại, Thông tư 39/2014 vẫn còn hiệu lực thi hành và chỉ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 8 của Thông tư đã quy định cụ thể về trường hợp không bắt buộc phải xuất hóa đơn trong trường hợp: Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

hóa đơn

Mặc dù không phải lập hóa đơn tuy nhiên, các doanh nghiệp bán cần phải tiến hành lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

Tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC cũng quy định rất rõ ràng về nguyên tắc lập hóa đơn cụ thể như sau:

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

Tóm lại, dưới 200 nghìn đồng thì bên bán không nhất thiết bắt buộc phải lập hóa đơn, tuy nhiên, trong trường hợp trên 200 nghìn đồng thì kể cả người mua không lấy hóa đơn thì vẫn phải lập hóa đơn theo quy định.

Tuy nhiên, đây là quy định cũ. Còn theo quy định mới, kể từ ngày 01/11/20920 thì các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử và việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 119 và Thông tư 68. Theo đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải lập hóa đơn mà không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Quy trình lưu trữ hóa đơn điện tử dành cho doanh nghiệp 

Những đối tượng nào phải kê khai thuế, nộp thuế GTGT?

Có thể tổng kết lại rằng, từ nay đến hết ngày 31/10/2020 thì chỉ có duy nhất trường hợp không phải lập hóa đơn đó chính là trường hợp tổng giá trị thanh toán dưới 200 nghìn đồng mỗi lần bán hàng, cung cấp dịch vụ, hàng hóa, trừ trường hợp người mua có yêu cầu phải xuất hóa đơn. Kể từ ngày 01/11/2020 thì mọi trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ đều phải xuất hóa đơn mà không phân biệt giá trị từng lần bán. Do vậy, để đảm bảo đáp ứng tốt công việc, các kế toán doanh nghiệp cần phải nắm rõ sự thay đổi này để áp dụng triển khai một cách tốt nhất.

Trên đây là những chia sẻ về những thay đổi trong việc lập hóa đơn giữa quy định cũ và quy định mới. Với những chia sẻ này chỉ mong muốn mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc, hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trong các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là hỗ trợ các kế toán trong việc bổ sung những kiến thức cần thiết cho việc sử dụng hóa đơn điện tử tại doanh nghiệp mình.

 

Comment here