Công nghệ

Giá bán điện mặt trời theo vùng

Giá bán điện mặt trời theo vùng được Bộ Công Thương quy định trong Thông tư 16/2017/TT-BCT quy định phát triển dự án và hợp đồng mua bán ĐMT cho các dự án điện mặt trời. Theo đó giá bán điện mặt trời sẽ được quy định theo hình thức xây dựng và phân vùng dựa theo lượng bức xạ. Cùng Intech Solar tham khảo ngay nhé.

Vùng bức xạ cao, giá mua điện thấp

Trước đó, cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam áp dụng đến ngày 30-6-2019 quy định các dự án lắp đặt điện mặt trời vận hành thương mại trước thời điểm này được hưởng mức giá mua điện ưu đãi là 9,35 cent/kWh trong 20 năm và không phân biệt vùng bức xạ.

Vùng bức xạ cao, giá mua điện thấp

Tuy nhiên, trong dự thảo mới này, Bộ Công thương chia 63 tỉnh, thành ra 4 vùng bức xạ mặt trời. Đối với các địa phương có chỉ số bức xạ thấp, các dự án điện mặt trời ở khu vực này sẽ được bán điện lên lưới với giá cao hơn so với các dự án điện mặt trời xây dựng ở những tỉnh có chỉ số bức xạ cao.

Mức bán điện giữa các vùng miền

Trong đó, vùng 1 gồm 28 tỉnh từ Hà Giang đến Quảng Bình sẽ áp dụng biểu giá mua điện mặt trời cao nhất, từ 2.159 – 2.486 đồng/kWh (tương đương 9,44 – 10,87 cent/kWh).

Vùng có giá bán điện thấp nhất là vùng 4

Vùng có giá bán điện thấp nhất là vùng 4, bao gồm các tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận với các mức giá từ 1.566 – 1.803 đồng/kWh (tương đương 6,85 – 7,89 cent/kWh).

Theo dự thảo, giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới chỉ áp dụng cho các dự án có hiệu suất của tế bào quang điện lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 15%.

Giá mua điện tại khoản 1 Điều này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước năm 2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Đề xuất tính giá điện mặt trời theo 2 vùng

Theo đó, cả nước sẽ phân thành 2 vùng phát triển ĐMT. Cụ thể, vùng II là 6 tỉnh có lợi thế tiềm năng bức xạ mặt trời gồm: Đắk Lắk, Phú Yên, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; vùng I là các tỉnh còn lại. 

Đề xuất tính giá điện mặt trời theo 2 vùng

  • Giá bán điện của vùng I được tính theo phương án cụ thể như sau: đối với các dự án ĐMT nổi sẽ có giá 1.758 đồng/kWh, ĐMT mặt đất: 1.620 đồng/kWh, ĐMT mái nhà: 1.916 đồng/kWh. 

  • Với vùng II, giá bán điện cao nhất là các dự án ĐMT mái nhà là 1.803 đồng/kWh, thấp nhất là ĐMT mặt đất: 1.525 đồng/kWh, ĐMT nổi: 1.655 đồng/kWh.

Chốt giá bán điện mặt trời theo vùng dựa vào nhiều chi phí khác nhau

Dựa trên kết quả phỏng vấn tại các địa phương, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng được xác định trung bình từ 300 triệu đồng/ha đến 1,2 tỷ đồng/ha. Với giá trị trung bình 1,2 ha/MW, tổng chi phí đền bù và hỗ trợ và tái định cư được tính là 34,4 USD/kWp (khoảng 650 triệu/ha, nhằm khuyến khích tại các vùng có tiềm năng, đất khô cằn, không thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi).

Chốt giá bán điện mặt trời theo vùng dựa vào nhiều chi phí khác nhau

Cùng với hàng loạt chi phí khác như xây dựng, quản lý dự án, tư vấn, vận hành – bảo dưỡng, tài chính và cả trượt giá…, Bộ Công thương đã đề xuất mức giá mua điện mặt trời cho các loại hình và phân chia thành 4 vùng. Tuy nhiên, với các yêu cầu cụ thể, trong lần trình mới nhất này, giá điện mặt trời đã được Bộ Công thương đề nghị lấy theo mức vùng 3.

Lời kết: 

Trên đây là thông tin giá bán điện mặt trời theo vùng được Bộ Công Thương quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BCT. Hiện tại giá bán điện theo vùng đang được đề xuất sửa đổi chuyển từ 6 vùng thành 2 vùng. 

Xem thêm:

  1. Giá bán điện mặt trời theo vùng
  2. Quy trình xây dựng nhà máy điện mặt trời
  3. Dự án điện năng lượng mặt trời Phong Điền

Comment here